Thành phần yến sào có gì? Tổ yến có thực sự tốt
Tổ yến từ xưa đã được mệnh danh là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung sức khỏe cho vương tôn, quý tộc. Nhưng tổ yến cho thực sự tốt? Thành phần yến sào có gì hay lợi ích của tổ yến với sức khỏe như thế nào? Cùng Bửu Yến đi sâu phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g tổ yến để biết chi tiết nhé!
Thành phần dinh dưỡng trong 100gr tổ yến
Theo các nghiên cứu, thành phần yến sào chính là protein chiếm hàm lượng dinh dưỡng cực lớn với hơn 50%, còn lại là các loại axit amin và vi khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cụ thể, trong 100gr tổ yến có chất dinh dưỡng gì đã được Bửu Yến tổng hợp chi tiết trong bảng sau:
Lưu ý: Thành phần dinh dưỡng trong 100g tổ yến trên sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc vào loại yến sào như tổ yến thô, yến sào tinh chế, tổ yến rút lông hoặc tay nghề người sơ chế yến.
Ngoài ra, thành phần yến sào còn chứa nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, C, D,…), chất chống oxy hóa, carbohydrate (đường dễ hấp thu), axit béo không no, enzym,… nhờ đó mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Từ đó, có thể thấy giá trị dinh dưỡng của yến cực kỳ cao, nên dù có giá thành đắt đỏ cũng luôn được săn đón.
Lợi ích của tổ yến đối với sức khỏe
Nhờ thành phần yến sào giàu dinh dưỡng kể trên, mà tổ yến mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Nổi bật trong đó, phải kể đến các công dụng của tổ yến sào như sau:
- Cung cấp năng lượng, bổ sung dinh dưỡng cần thiết: Hàm lượng protein cao, giúp cung cấp năng lượng cho các chức năng cơ thể hoạt động, giúp cơ thể hoạt động suốt ngày dài. Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng tổ yến còn cung cấp đến 18 loại acid amin và nhiều vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Thành phần yến sào có chứa hàm lượng lớn Axit N-acetylneuraminic, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bảo vệ cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong yến sào còn giúp sửa chữa tế bào, kích thích hệ miễn dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nên rất tốt cho người có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng hay bệnh vặt.
- Hỗ trợ phát triển trí não: Các vi khoáng chất magie, đồng, kẽm, phenylalanine,… và axit amin có trong thành phần của tổ yến, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng phát triển trí não, cải thiện trí nhớ và hỗ trợ ổn định hệ thần kinh. Đặc biệt, axit amin N-acetylgalactosamine (7.30%) có tác động lớn đến hệ thần kinh, giúp tăng cường liên kết các tế bào thần kinh nên rất tốt cho sự phát triển trí não cho trẻ nhỏ và người lớn tuổi, người mắc bệnh Alzheimer.
- Cung cấp canxi, phát triển xương: Thành phần yến sào có hàm lượng canxi thuộc dạng rất dễ hấp thu. Ngoài ra, các acid amin như Proline, Lysine và Cystein còn có tác dụng phục hồi, tái tạo mô cơ, tăng khả năng hấp thụ vitamin D, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Axit amin Glycine trong thành phần dinh dưỡng yến sào có tác dụng ức chế acid trong dạ dày, kích thích hệ tiêu hóa hấp thu nhanh, tốt hơn. Ngoài ra, yến chưng lại là thực phẩm mềm, dễ tiêu rất phù hợp cho người có hệ tiêu hóa kém hoặc cơ thể suy yếu, khó hấp thu.
- Đẹp da, ngừa lão hóa: Thành phần yến sào có chứa nhiều chất giúp kích thích sản sinh collagen, tái tạo da như N-acetylglucosamine, Proline, Threonine,… Nhờ đó, sử dụng yến sào đều đặn giúp làn da chị em sáng mịn, tươi trẻ hơn.
- Phục hồi sức khỏe nhanh: Với người bệnh, người sau phẫu thuật hay sau sinh nở, yến sào cung cấp các dưỡng chất tốt, bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ đó giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Tăng cường sinh lý nam nữ: Các axit amin có trong thành phần tổ yến có tác dụng kích thích sản sinh hormone Testosterone và cả estrogen. Nên sử dụng yến sào còn giúp tăng cường và cải thiện sinh lý ở nam và nữ hiệu quả.
Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng của yến sào cho sức khỏe chính kể trên, yến sào còn được đánh giá là sản phẩm tốt cho toàn bộ cơ quan trong cơ thể bao gồm tim mạch, gan, phổi,… Đặc biệt, rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, người lớn cần bổ sung dinh dưỡng hoặc bệnh nhân ung thư đang điều trị xạ trị, hóa trị.
Các câu hỏi thường gặp về thành phần yến sào
Thành phần yến sào giàu dinh dưỡng có lẽ không còn gì bàn cãi, nhưng khi sử dụng tổ yến cũng có khá nhiều vấn đề cần quan tâm. Sau đây là những câu hỏi xoay quanh ăn tổ yến có tốt không và giá trị dinh dưỡng từ yến sào mà bạn nên biết:
Những ai không nên sử dụng yến sào?
Các thành phần dinh dưỡng trong tổ yến không hợp với ai
Mặc dù thành phần yến sào được đánh giá là thực phẩm tốt cho sức khỏe, an toàn với đại đa số mọi người nhưng vẫn có một số đối tượng cần tránh để hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng. Sau đây là những đối tượng không nên ăn yến:
- Người tiêu hóa kém: Những đối tượng có tỳ vị kém hay quá mệt mỏi, xanh sao sẽ khó hấp thành phần dinh dưỡng từ yến sào, gây lãng phí dưỡng chất.
- Người đang sốt, đau bụng, buồn nôn: Khi cơ thể đang gặp cảm mạo, sốt, đau đầu hay buồn nôn là lúc hệ tiêu hóa yếu và đang đào thải độc tố. Nếu nạp lượng dinh dưỡng cao có trong thành phần yến sào có thể gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, làm bệnh trở nặng hơn.
- Người mắc các bệnh viêm cấp tính: Người bệnh viêm da, viêm phế quản hay đường tiết niệu không nên sử dụng yến sào. Khi cơ thể bệnh, yếu hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến không thể hấp thu được, gây lãng phí và còn có nguy cơ làm bệnh nặng hơn, tạo điều kiện vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: Trẻ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn chưa phát triển đầy đủ, dùng yến trong giai đoạn này có thể gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nên cho trẻ dùng khi từ đủ 1 tuổi và dùng với liều lượng nhỏ, tăng dần để cơ thể tập quen.
- Thai phụ 3 tháng đầu và mới sinh: Trong 3 tháng đầu thai kỳ và khi mới sinh, cơ thể thai phụ còn yếu không thể hấp thụ hoàn toàn thành phần yến sào, rất dễ gây tiêu chảy cho mẹ bầu.
Tổ yến có thực sự tốt không?
Yến sào có thực sự tốt không là thắc mắc của nhiều người khi mới lần đầu tiếp xúc. Và giá trị dinh dưỡng của tổ yến đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu về thành phần yến sào, ở trên Bửu Yến cũng đã chỉ ra những công dụng của tổ yến cho sức khỏe.
Tuy vậy, tác dụng của nước yến hay yến nguyên chất có phát huy được hay không còn phụ thuộc vào cách ăn của mỗi người, dùng yến sào đúng cách, đúng liều lượng và đúng đối tượng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngược lại, dùng sai đối tượng hay dùng quá nhiều yến sào trong một lần không những không đem lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn có thể gây dư thừa dinh dưỡng, lãng phí hoặc áp lực lên hệ tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy.
Giá trị dinh dưỡng của tổ yến so với trứng gà
Trứng gà được đánh giá là thực phẩm giàu protein và dinh dưỡng, được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Nhưng, giá trị dinh dưỡng của yến sào so với trứng gà như thế nào? Có thể sử dụng trứng gà thay thế yến sào?
Trứng gà chứa hàm lượng protein lớn 6 – 7g/ quả (mỗi quả khoảng 53 – 60g). Nhưng không thể nào bằng thành phần yến sào, với hơn 50% protein, tức mỗi 100g tổ yến sẽ có 50 – 60g protein. Theo đó, có thể thấy hàm lượng protein trong yến cao hơn rất nhiều so với trứng gà.
Ngoài thành phần chính là protein, giá trị dinh dưỡng yến sào cũng cao hơn trứng gà ở nhiều mặt khác như lượng axit amin, vi khoáng chất. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A và D trong trứng gà lại vượt trội hơn tổ yến.
Ngoài ra, trứng ra có chứa hàm lượng chất béo còn tổ yến thì không, nên tổ yến rất phù hợp cho người tiểu đường, huyết áp cao,… hoặc ăn kiêng. Việc lựa chọn ăn yến hay trứng gà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Nếu chỉ muốn bổ sung dinh dưỡng hằng ngày thì trứng gà là lựa chọn tiết kiệm, nhưng để bồi bổ sức khỏe cho người sức khỏe yếu, người sau bệnh hoặc muốn tăng cường sức đề kháng, thể lực thì thành phần yến sào vẫn là lựa chọn tối ưu.
Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không
Thành phần yến sào dù có tốt đến mấy, việc dùng yến không đúng vừa gây lãng phí vừa gây hại cho sức khỏe. Vậy dùng yến như thế nào? Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng yến và tần suất ăn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, cụ thể như sau:
- Người trưởng thành khỏe mạnh: 3 – 5g yến/ lần và 2 – 3 lần tuần.
- Người sau bệnh, hậu phẫu: 5g yến/ lần và mỗi ngày đều đặn trong 1 tháng, sau đó dùng lại bình thường 2 – 3 lần 1 tuần.
- Trẻ nhỏ: Với trẻ từ 1 – 2 tuổi, chỉ nên dùng 1 – 2g lần/ 2 – 3 lần tuần và điều chỉnh tăng dần. Trẻ trên 3 tuổi, dùng 3g lần/ 3 lần tuần.
- Phụ nữ sau 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sau sinh: 3 – 5g lần/ cách 2 – 3 lần tuần.
- Người lớn tuổi, người già: 5 – 8g lần/ 4 lần tuần, sau tháng thứ 3 trở đi nên giảm 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
Theo đó, ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu đang trong tình trạng cần bồi bổ dinh dưỡng lớn, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng có thể sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tháng cần điều chỉnh lại tần suất ăn yến bình thường để đảm bảo giá trị dinh dưỡng của yến sào với cơ thể, tránh lãng phí.
Theo như thành phần yến sào Bửu Yến cung cấp chi tiết ở trên, có thể thấy những lợi ích mà yến sào mang lại theo lời đồn xưa nay đều hợp lý. Nhờ thành phần dinh dưỡng cao, dồi dào, sử dụng yến sào thường xuyên mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe và phù hợp từ trẻ nhỏ đến người già. Đừng bỏ lỡ thực phẩm bổ dưỡng này, ghé ngay Bửu Yến để chọn ngay yến sào chất lượng bồi bổ cho các thành viên trong gia đình nhé!