Cách làm bánh trung thu ăn kiêng – Không lo béo – giữ dáng chuẩn
Bên cạnh những chiếc bánh trung thu có vị ngọt đậm, nhiều chất béo, thì bánh trung thu ăn kiêng được chế biến với công thức giảm độ ngọt. Giúp những người có thói quen ăn uống thanh đạm và những ai đang kiểm soát cân nặng. Đều có thể thưởng thức được bánh trung thu truyền thống, trong ngày Tết trung thu mà vẫn giữ được vóc dáng mong muốn.
1. Bánh trung thu ăn kiêng là gì?
Bánh trung thu ăn kiêng là loại bánh được giảm lượng đường, calo trong bánh
Bánh trung thu ăn kiêng là loại bánh trung thu được làm ra nhằm giảm lượng đường, lượng calo trong bánh. Từ đó có thể tránh việc hấp thụ quá nhiều chất khiến ảnh hưởng đến cân nặng và vóc dáng. Đường trong bánh trung thu cho người ăn kiêng thường sẽ được thay thế bằng đường ăn kiêng, mứt trái cây, mật ong,…
2. Những thương hiệu bánh trung thu ăn kiêng nổi tiếng
Những năm gần đây, bánh trung thu cho người ăn kiêng rất được quan tâm. Vì thế mà hầu hết các cơ sở sản xuất bánh trung thu đều có sản xuất những chiếc bánh này. Nhưng không phải cơ sở nào cũng có được công thức làm bánh trung thu cho người ăn kiêng ngon như bánh truyền thống, chất lượng nhưng vẫn giảm được calo. Dưới đây là 2 thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng mà Bửu Yến gợi ý cho bạn tham khảo:
2.1 Bánh trung thu ăn kiêng Bibica
Bánh trung thu Bibica được biết đến là giúp cơ thể bổ sung Lycopen, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch. Bánh trung thu ăn kiêng Bibica sử dụng đường Isomalt được chiết xuất từ hoa quả. Chỉ có độ ngọt bằng 50% độ ngọt của bánh trung thu thông thường.
Bánh trung thu ăn kiêng Bibica
Hiện nay, trên thị trường đã được cho ra mắt ba vị bánh trung thu ăn kiêng của Bibica đó là:
- Bánh nhân đậu xanh gấc. Chỉ số GI là 21%
- Bánh nướng thập cẩm hoặc Jambon. Chỉ số GI là 35,75%
- Bánh dẻo đậu xanh lá dứa. Chỉ số GI là 33,9%
* GI (glycemic index) là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết nhanh hay chậm sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường vào trong cơ thể. Chỉ số này càng thấp thì sẽ càng tốt cho cơ thể.
2.2 Bánh trung thu ăn kiêng Kinh Đô
Kinh Đô là nhãn hiệu được rất nhiều người tin dùng tại Việt Nam. Kinh đô đã cho ra mắt bộ tứ bánh trung thu ăn kiêng hấp dẫn. Bộ 4 bánh này thay vì sử dụng đường tinh luyện Kinh đô đã thay thế 70% đường bằng Maltitol và Isomalt rất hợp vị với người tiêu dùng.
Bánh trung thu ăn kiêng Kinh Đô
4 bánh trung thu ăn kiêng Kinh Đô đó bao gồm:
- Bánh hạt sen hạt.
- Bánh đậu xanh hạnh nhân.
- Bánh trà xanh hạt Macadamia.
- Bánh mè đen nhồi hạt dưa.
Xem thêm:
3. Cách làm bánh trung thu ăn kiêng
Tự làm bánh trung thu ăn kiêng tại nhà là lựa chọn của nhiều người. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn được những loại nhân bánh yêu thích, căn chỉnh được lượng đường và lượng calo trong bánh. Dưới đây Bửu Yến sẽ gợi ý cho bạn làm bánh trung thu ăn kiêng nhân thập cẩm nhưng thay bằng ức gà, những nguyên liệu tốt cho sức khỏe nhé!
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị và căn chỉnh nguyên liệu là bước đầu để làm ra những chiếc bánh ngon. Bánh trung thu ăn kiêng càng phải được chuẩn bị cẩn thận. Vì ngoài vị ngon, chiếc bánh này phải đảm bảo lượng chất đưa vào cơ thể.
Nguyên liệu làm bánh trung thu ăn kiêng
Để làm bánh trung thu ăn kiêng nhân thập cẩm cần những nguyên liệu sau:
- Thịt ức gà 400 gram
- Bơ lạt 80 gram
- Bơ đậu phộng 146 gram
- Bột hạnh nhân 230 gram
- Hạt hạnh nhân 50 gram
- Hạt óc chó 100 gram
- Hạt điều 20 gram
- Hạt mắc ca 40 gram
- Đậu phộng 40 gram
- Hạt thông 40 gram
- Mè trắng 40 gram
- Lòng đỏ trứng gà 4 cái
- Sữa hạnh nhân không đường 6 muỗng cà phê
- Rượu Mai Quế Lộ 4 muỗng cà phê
- Bột ngũ vị hương
- Bột điều 1/2 muỗng cà phê
- Nước mắm 1 muỗng canh
- Dầu mè 3 muỗng canh
- Đường ăn kiêng 3 muỗng canh
- Lá chanh 2 muỗng canh (cắt sợi)
- Màu thực phẩm (có thể bỏ qua)
- Nước 40 ml
3.2 Cách làm bánh trung thu ăn kiêng tại nhà
Cách làm bánh trung thu ăn kiêng tại nhà cho những người mới làm lần đầu không phải là chuyện dễ dàng. Bởi nếu làm không đều tay, nướng không đủ nhiệt độ sẽ khiến bánh bị khô, nứt và chín không đều. Vì thế, để làm bánh trung thu ăn kiêng ngay tại nhà chuẩn vị nhất, bạn cần nắm được những bước làm bánh trung thu sau:
3.2.1 Cách làm vỏ bánh trung thu ăn kiêng
Để làm phần vỏ bánh trung thu ăn kiêng được mềm dẻo, thơm ngon, đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị các nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu ăn kiêng sau:
- 80gr bơ lạt
- 26gr bơ đậu phộng
- 1 muỗng canh đường ăn kiêng
- 2 lòng đỏ trứng gà
- 4 muỗng cà phê sữa hạnh nhân không đường
- 115gr bột hạnh nhân
Hướng dẫn cách làm vỏ bánh trung thu ăn kiêng
Bước 1: Rây bột hạnh nhân vào tô lớn để bột mịn và bớt tình trạng bị vón cục. Sau đó, dùng muỗng tạo một lỗ trống ở giữa tô. Sau đó cho từ từ tất cả các nguyên liệu còn lại vào tô.
Bước 2: Dùng muỗng khuấy đều theo hình xoắn từ phần lỏng ở giữa ra ngoài, để các nguyên liệu hòa quyện dễ hơn và không bị óc trâu.
Bước 3: Khuấy các nguyên liệu với nhau cho đều hoàn toàn. Dùng tay nhào bột để tạo thành một khối mịn dẻo, có độ đàn hồi ( bột khi mới trộn xong sẽ mềm, hơi ướt nhưng sau khi ủ thì bột sẽ ráo hơn. Nếu bột bị khô thì bạn có thể cho thêm một ít dầu ăn hoặc nước đường để làm mềm)
Bước 4: Dùng màng bọc thực phẩm hoặc hộp có nắp kín để cho bột nghỉ 30-45 phút.
Bước 5: Sau thời gian ủ bột, kiểm tra thấy bột mịn dẻo thì bạn hãy tiến hành chia bôt các khối nhỏ rồi vo viên tròn lại. (Nếu bột sau thời gian ủ vẫn còn hơi khô thì bạn cho thêm một ít nước, nhào bột lại và ủ thêm 10p nhé).
Xem thêm:
3.2.2 Cách làm nhân bánh trung thu ăn kiêng
Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị nguyên liệu để làm nhân bánh trung thu ăn kiêng. Những nguyên liệu cần có để làm bánh được chuẩn, đúng vị gồm có như sau:
- 400gr thịt ức gà
- 1/2 muỗng bột ngũ vị hương
- 1/2 muỗng bột điều
- 1 muỗng đường ăn kiêng
- 1 muỗng canh nước mắm
- 1 muỗng canh dầu mè.
Sau khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta tiến hành từng bước trong cách làm bánh trung thu ăn kiêng ngay tại nhà cho gia đình mình. Để làm bánh trung thu ăn kiêng tại nhà được đúng, chuẩn, chúng ta thực hiện theo các bước như sau:
Cách làm nhân bánh trung thu ăn kiêng
Bước 1: Ức gà sau khi mua về bạn hãy chà xát nhẹ với muối rồi rửa lại sạch với nước. Tiếp theo, cho ức gà đã rửa sạch và lần lượt các nguyên liệu 1/2 muỗng bột ngũ vị hương, 1/2 muỗng bột điều. Cùng với 1 muỗng đường ăn kiêng, 1 muỗng canh nước mắm 1 muỗng canh dầu mè. Trộn cho gia vị thấm vào gà rồi ướp trong 30-40p.
Bước 2: Sau thời gian ướp thịt, cho thịt vào nồi cùng một ít nước, nấu đến khi thịt chín. Sau khi thịt đã chín, hãy xé gà ra theo từng thớ thịt thành những miếng nhỏ. Tiếp đến, cho thịt gà đã xé vào lại nồi và đảo đều cho thấm gia vị. Sau đó cho nồi lên lại bếp, bật lửa nhỏ và đảo gà đều tay cho đến khi khô ráo hết nước.
Bước 3: Sau khi đã làm xong phần thịt gà, tiếp đến chúng ta chuyển qua sơ chế và làm các nguyên liệu khác để làm nhân thập cẩm cho nhân bánh. Các nguyên liệu gồm có:
- 25gr hạt hạnh nhân
- 50gr hạt óc chó
- 10gr hạt điều
- 20gr đậu phộng
- 20gr hạt mắc ca
- 20gr hạt thông.
- Rang một ít mè trên lửa vừa đến khi mè chín
Băm nhỏ tất cả những nguyên liệu trên để có thành phẩm mềm mịn và đồng đều nhất cho nhân bánh. Để bánh khi ăn được vừa miệng, chín đều và thơm ngon hơn.
Bước 4: Sau khi đã băm nhỏ các nguyên liệu ở bước 3, trong bước này, chúng ta cho tất cả các nguyên liệu sau vào tô và trộn đều:
- 130gr thịt gà cắt nhỏ
- Mè đã rang chín
- 1 muỗng canh lá chanh cắt sợi
- 1 muỗng canh đường
- 4 muỗng rượu Mai Quế Lộ
- 1/2 muỗng ngũ vị hương
- 40ml nước
Cuối cùng cho thêm 120gr bơ đậu phộng vào tô, trộn đều để được một hỗn hợp nhân kết dính. Sau đó bạn tiến hành chia nhân gà thành những phần nhỏ bằng nhau và vo viên tròn lại.
3.2.3 Bọc nhân và tạo hình cho bánh
Để bọc nhân bánh, đầu tiên, chúng ta lấy vỏ bánh sau khi đã nghỉ đủ. Để thực hiện bọc nhân và tạo hình cho bánh, chúng ta làm theo các bước như sau:
Bọc bánh và tạo hình cho bánh
Bước 1: Lấy gậy cán bánh, cán mỏng bột bánh khoảng 0,5mm (nếu mỏng quá lúc ép nhân vào dễ bị rách còn dày quá lúc nướng bánh dễ bị nứt và gây ngán khi ăn).
Bước 2: Sau đó, bạn cho một ít dầu ăn vào tay rồi xoa đều để tránh bị bột dính tay. Tiếp theo, cho nhân bánh vào giữa lớp vỏ. Từ từ nhẹ nhàng bọc phần vỏ bánh kín phần nhân.
Bước 3: Cuối cùng miết chặt chỗ tiếp giáp để tránh bị không khí lọt vào.
Sau khi đã dùng vỏ bánh bọc lại kín nhân bánh, chúng ta tiến hành bước tiếp theo là tạo hình cho bánh.
Bước 4: Đầu tiên, dùng cọ phết dầu ăn 1 lớp mỏng vào trong khuôn.
Bước 5: Sau đó, cho phần bánh mới vừa nặn vào khuôn.
Bước 6: Tiếp đến, rải một lớp mỏng xuống mặt phẳng sẽ nặn bánh, sau đó ép bánh chặt tay, dứt khoát để bánh được sắc nét hơn
3.2.4 Nướng bánh và hoàn thành
Trước khi nướng bánh, chúng ta cần làm nóng lò nướng với nhiệt độ khoảng 180-200 độ trong 15 phút. Trong lúc chờ lò nướng nóng đủ nhiệt độ, chúng ta tiến hành làm hỗn hợp quét mặt bánh. Khuấy hỗn hợp gồm:
- 2 lòng đỏ trứng gà
- 2 muỗng sữa hạnh nhân
- 1 muỗng cà phê dầu mè
- 2 giọt màu đỏ thực phẩm.
Để bánh nướng được mềm, có màu sắc đẹp mắt và bánh chín đều, chúng ta dùng hỗn hợp vừa trộn được quét lên mặt bánh. (sử dụng cọ mềm và quét một lớp thật mỏng để tránh bị nứt mặt bánh). Sau đó đặt khay bánh vào lò nướng bánh và bắt đầu nướng bánh lần 1.
Nướng bánh và hoàn thành
Nướng bánh 3 lần với nhiệt độ sau, mỗi lần đổi nhiệt độ bạn hãy quét thêm một ít hỗn hợp lòng đỏ trứng để bánh lên màu đẹp hơn nhé!
- Lần 1: Nướng 180 độ 7-9 phút tùy theo kích thước bánh.
- Lần 2: Nướng 190 độ trong 8 phút.
- Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 170 độ đến khi bánh chín.
Trên đây là bài viết giới thiệu bánh trung thu cho người ăn kiêng, một số thương hiệu bánh uy tín. Cùng với công thức làm bánh trung thu dành cho người ăn kiêng nhân thập cẩm mà Bửu Yến muốn gửi đến bạn và gia đình. Chúc bạn có những chiếc bánh trung thu ngon nhưng vẫn giữ được vóc dáng đẹp và một cái tết đoàn viên thật ấm cúng.
Xem thêm: 25+ thương hiệu bánh trung thu Sài Gòn nổi tiếng ngon nhất hiện nay