5 Cách chưng tổ yến cho bé ăn tăng cân, giàu dinh dưỡng
Yến sào là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt phù hợp cho trẻ nhỏ cần bổ sung dưỡng chất để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng biết cách chưng yến cho bé sao cho thơm ngon, không tanh, giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tối đa dinh dưỡng. Trong bài viết này, Bửu Yến sẽ hướng dẫn 5 cách chưng yến cho bé đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp bé ăn ngon, tăng cân nhanh chóng, cùng xem nhé!
Cách chưng yến cho bé không bị tanh, tăng cân nhanh chóng
Muốn bé thích thú với món yến chưng, mẹ cần biết cách chế biến sao cho yến không bị tanh mà vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất. Ngay sau đây, Bửu Yến chia sẻ 5 cách chưng yến cho trẻ em dễ thực hiện, giúp mẹ bỉm sữa có thêm nhiều lựa chọn bổ dưỡng cho con yêu.
Cách chưng yến táo đỏ cho bé
Yến chưng táo đỏ không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn chứa nhiều dưỡng chất giúp bé tăng cường đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển khỏe mạnh. Với vị ngọt thanh của táo đỏ, kết hợp cùng sự mềm mịn của yến sào, đây chắc chắn sẽ là một món ăn tuyệt vời cho bé yêu.
Cùng Bửu Yến học ngay cách chưng yến cho bé với táo đỏ để giúp bé ăn ngon miệng hơn nhé!
Nguyên liệu:

- Tổ yến tinh chế hoặc yến baby: 2 – 3g
- Táo đỏ: 3- 5 quả (hoặc khoảng 10g)
- Đường phèn: 1 – 2 thìa cà phê
- Nước lọc: 150 – 250ml
Hướng dẫn cách chưng yến cho bé cùng táo đỏ tại nhà:

- Bước 1: Ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 – 45 phút đến khi nở mềm, vớt ra để ráo.
- Bước 2: Táo đỏ rửa sạch, có thể cắt nhỏ hoặc để nguyên tùy sở thích của bé. Sau đó cho lên bếp, nấu khoảng 5 phút để táo mềm hơn.
- Bước 3: Cho yến và táo đỏ vào bát chưng, thêm 200ml nước, đậy nắp và chưng cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 4: Khi yến gần chín, cho đường phèn vào và đậy nắp chưng thêm 5 phút để đường tan đều là có thể cho bé thưởng thức.
Cách chưng yến với hạt sen cho bé
Hạt sen với hương vị béo bùi, thơm ngon khi kết hợp cùng yến sào, mang đến món ăn bổ dưỡng, cung cấp dưỡng chất cần thiết, giúp cải thiện tinh thần, giấc ngủ và khẩu vị cho bé yêu. Đừng bỏ lỡ công thức chưng yến cho bé biếng ăn cùng hạt sen được chia sẻ dưới đây nhé!
Nguyên liệu:

- Tổ yến tinh chế: 2 – 3g
- Hạt sen tươi hoặc khô: 10 – 20g
- Đường phèn: 1 – 2 thìa cà phê
- Nước lọc: 150 – 250ml
Hướng dẫn công thức chưng yến cho bé biếng ăn với táo đỏ:

- Bước 1: Ngâm tổ yến vào nước lọc khoảng 30 – 45 phút cho đến khi yến nở đều rồi vớt ra để ráo (nên xé nhỏ để bé dễ ăn hơn).
- Bước 2: Nếu dùng hạt sen tươi, hãy rửa sạch, bỏ tim sen (nếu có) để tránh vị đắng. Ngược lại, nếu sử dụng hạt sen khô bạn nên ngâm nước khoảng 1 – 2 giờ và luộc khoảng 10 – 15 phút cho đến khi hạt sen chín mềm.
- Bước 3: Chuẩn bị thố yến chưng gồm hạt sen, yến và nước lọc (vừa ngập mặt yến). Đặt thố vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ, chưng khoảng 15 – 20 phút.
- Bước 4: Khi yến gần chín, thêm đường phèn vào, khuấy nhẹ và đậy nắp chưng tiếp khoảng 5 phút để đường tan hoàn toàn là có ngay món ăn bổ dưỡng từ yến sào cho trẻ.
Cách chưng yến cho bé với đường phèn
Yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản nhưng cực kỳ bổ dưỡng, giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất từ tổ yến, tăng cường sức đề kháng và phát triển toàn diện. Nếu mẹ chưa biết cách chưng yến cho bé sao cho đúng để giữ trọn dưỡng chất thì hãy cùng Bửu Yến tham khảo ngay công thức này nhé!
Nguyên liệu:

- Tổ yến tinh chế: 2 – 3g
- Đường phèn: 1 – 2 thìa cà phê
- Nước lọc: 150 – 250ml
- Vài lát gừng mỏng
Hướng dẫn cách chưng yến không bị tanh cho bé truyền thống:

- Bước 1: Tương tự như các bước sơ chế tổ yến ở trên, bạn cần ngâm nở tổ yến trong 30 – 45 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 2: Chuẩn bị thố yến chưng với yến và nước lọc (nước vừa sấp mặt yến), đặt thố vào nồi chưng cách thủy trong 15 – 20 phút.
- Bước 3: Khi yến gần chín, thêm đường phèn và gừng (khử tanh) vào thố, đậy nắp chưng thêm 5 phút cho đường tan hoàn toàn là có thể tắt bếp, để nguội cho bé thưởng thức.
Cách chưng tổ yến hạt chia cho bé ăn dặm
Cách chưng yến cho bé với hạt chia là một lựa chọn tuyệt vời cho những bé đang trong quá trình ăn dặm. Hạt chia không chỉ giúp bổ sung omega-3, chất xơ và protein cần thiết cho sự phát triển toàn diện mà còn nhỏ mềm, dễ ăn, giúp bé hấp thu dưỡng chất tối ưu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Cùng Bửu Yến khám phá ngay cách chưng yến hạt chia cho bé ăn dặm đơn giản mà vô cùng bổ dưỡng nhé!
Nguyên liệu:

- Tổ yến tinh chế: 2-3g
- Hạt chia: 1/2-1 thìa cà phê
- Đường phèn: 1-2 thìa cà phê
- Nước lọc: 120-250ml
Hướng dẫn cách chưng yến cho bé ăn dặm cùng hạt chia:

- Bước 1: Ngâm tổ yến vào nước lọc trong 30 – 45 phút để yến nở mềm, rồi vớt ra, xé nhỏ và để ráo.
- Bước 2: Ngâm hạt chia với nước lọc trong 10 phút để hạt nở đều, giúp bé dễ tiêu hóa hơn.
- Bước 3: Cho yến và nước lọc vào thổ (nước vừa ngập mặt yến), đem thố đi chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
- Bước 4: Khi yến đã chín, thêm đường phèn và hạt chia vào, chưng thêm 5 phút để nguyên liệu hòa quyện vào nhau là có ngay bát yến chưng cho bé bổ dưỡng.
Cách chưng yến với đông trùng hạ thảo cho bé
Đông trùng hạ thảo nổi tiếng với công dụng bổ phổi, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé khỏe mạnh, ít ốm vặt, kết hợp với yến sào giàu protein, tạo nên một món ăn siêu dinh dưỡng. Chắc chắn, món yến chưng đông trùng hạ thảo sẽ là lựa chọn giúp bé tăng cường sức đề kháng, phát triển toàn diện nhất.
Đừng bỏ lỡ công thức chưng yến cho bé biếng ăn cực kỳ bổ dưỡng này, cùng Bửu Yến bắt tay vào bếp chuẩn bị ngay nhé!
Nguyên liệu:

- Tổ yến tinh chế: 2-3g
- Đông trùng hạ thảo tươi hoặc khô: 2-3 sợi
- Đường phèn: 10g
- Nước lọc: 150-250ml
Hướng dẫn cách chưng yến cho bé tăng cân, phát triển toàn diện cùng đông trùng:

- Bước 1: Sơ chế bằng cách ngâm tổ yến tinh chế vào nước khoảng 30 – 45 phút, đến khi nở đều, xé nhỏ và vớt ra rổ để ráo.
- Bước 2: Nếu dùng đông trùng hạ thảo khô, nên ngâm với nước ấm 5 – 10 phút để mềm trước khi chưng. Ngược lại, đông trùng tươi bạn chỉ cần rửa sạch là được.
- Bước 3: Cho tổ yến, đông trùng hạ thảo và nước lọc vào thố chưng, đậy nắp, đặt vào nồi chưng cách thủy với lửa nhỏ trong 15 – 20 phút.
- Bước 4: Khi yến và đông trùng hạ thảo chín, thêm đường phèn, khuấy nhẹ rồi đậy nắp chưng thêm 5 phút là có thể tắt bếp, hoàn thành.
Ngoài những cách chưng yến cho bé truyền thống kể trên, mẹ có thể biến tấu nhiều món ăn từ yến để bé không bị ngán mà vẫn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng. Chẳng hạn như súp yến gà xé, cháo yến, yến chưng sữa tươi, yến hầm bồ câu, cháo yến đậu xanh,…
Những cách chế biến yến cho bé này không hề khó, chỉ cần nhớ nguyên tắc yến chỉ nên chưng 20 – 25 phút. Các món cần thời gian chế biến lâu hơn, bạn nên chưng cách thủy riêng tổ yến, sau đó, thêm tổ yến đã chưng vào cuối giai đoạn chế biến món ăn để toàn dinh dưỡng.
Tác dụng của yến chưng với trẻ em
Cách chưng yến cho bé không chỉ mang đến món ăn thơm ngon mà cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Tổ yến chứa hơn 18 loại axit amin cùng nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, magie, giúp nâng cao sức đề kháng, bảo vệ bé khỏi các bệnh vặt như ho, cảm cúm.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu tốt hơn: Trong yến sào có glycoprotein, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đặc biệt phù hợp với bé biếng ăn, còi cọc.
- Giúp bé phát triển trí não: Hợp chất axit sialic trong tổ yến đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng học hỏi của trẻ.
- Hỗ trợ phát triển chiều cao và thể chất: Hàm lượng canxi và protein tự nhiên trong yến giúp bé phát triển xương khớp, tăng chiều cao và cơ bắp. Đặc biệt là giai đoạn bé đang phát triển từ 1-10 tuổi, bổ sung món ăn bổ dưỡng từ yến sào cho trẻ giúp trẻ cao lớn hơn.
- Cải thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon hơn: Thành phần tổ yến có tác dụng cải thiện tinh thần, trí não. Nhất là khi kết hợp với hạt sen, táo đỏ,… hoặc các nguyên liệu thảo dược khi chưng, mang đến tác dụng an thần, giảm căng thẳng, giúp bé ngủ sâu giấc, không quấy khóc ban đêm.
Trẻ mấy tuổi ăn được yến?

Nhiều mẹ bỉm khi mới bắt đầu cho bé tập ăn yến thường có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc bé bao nhiêu tháng thì ăn được yến chưng? Trẻ mấy tuổi ăn được yến sào? Bé ăn yến sào lúc nào là tốt nhất? Hay nên ăn bao nhiêu, liều lượng thế nào? Đây cũng là những vấn đề quan trọng mà mẹ bỉm cần quan tâm khi nấu yến cho bé ăn dặm an toàn hơn, cũng như tránh các trường hợp rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi mới có thể bắt đầu ăn yến chưng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu, vì vậy, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nhưng chỉ áp dụng cho bé thiếu cân, suy dinh dưỡng, thấp còi, bỏ bú,… còn với bé phát triển bình thường, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn khi đã đủ 1 tuổi.
Khi đã đủ 1 tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn yến với hàm lượng và tần suất khuyến cáo sau:
- 1-3 tuổi: 1-2 g yến khô/ lần và 2-3 lần/ tuần.
- 4-10 tuổi: 2-3g yến khô/ lần và 2-3 lần/ tuần.
- 10 tuổi trở lên: 3-5g yến khô/ lần, 2-3 lần/ tuần hoặc mỗi ngày (bởi đây là giai đoạn bé phát triển mạnh, cần nguồn dưỡng chất dồi dào).
Lưu ý: Tuyệt đối không cho bé ăn yến dưới 6 tháng tuổi dưới bất cứ hình thức nào, bởi khi này hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn chỉnh. Ăn yến trong giai đoạn này không chỉ không đạt được tác dụng của yến chưng với trẻ em như mong đợi mà còn có thể gây ra các hệ lụy về hệ tiêu hóa nguy hiểm cho bé.
Lưu ý khi cho trẻ ăn yến chưng
Thực chất, bé ăn yến sào có tốt không phục thuộc rất nhiều vào cách ăn. Mặc dù yến sào là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng để bé hấp thu tốt nhất và tránh các biến chứng không mong muốn, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không nên cho bé ăn yến quá sớm hoặc quá nhiều. Tốt nhất là bắt đầu tập cho bé ăn sau khi đủ 1 tuổi và với lượng nhỏ (0,5-1g), rồi mới tăng dần. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, nên ngừng và cho bé thăm khám, tránh trường hợp bé dị ứng với yến sào.
- Khi chưng yến, không nên chưng với nhiệt độ quá cao, chỉ duy trì trong khoảng 75 – 80 độ. Nếu có thể, mẹ bỉm nên đầu tư chưng yến bằng nồi chưng chuyên dụng hoặc nồi nấu chậm để giữ nguyên dưỡng chất từ tổ yến.
- Để bé hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ cách chưng yến cho bé, mẹ nên cho bé ăn khi đói. Tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể thêm yến sào vào buổi xế của con, tuy nhiên, nên đảm bảo cách buổi chính ít nhất 2 tiếng để bé có thể hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn nhất.
- Bé còn nhỏ, hệ tiêu hóa nhạy cảm nên mẹ cần chọn tổ yến sạch, không pha trộn tạp chất để đảm bảo an toàn. Nếu mẹ không có thời gian chế biến, có thể lựa chọn các sản phẩm yến chưng sẵn cho bé tại Bửu Yến – được chưng theo công thức phù hợp với trẻ nhỏ, đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất và hương vị tự nhiên.

Trên đây là những cách chưng yến cho bé đơn giản nhưng bổ dưỡng, giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện. Nếu mẹ có thắc mắc về cách chưng yến cho trẻ em hoặc đang tìm kiếm yến chưng sẵn tiện lợi cho bé, hãy để lại bình luận để Bửu Yến giải đáp nhé!