Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống tại nhà
Dịp trung thu sắp đến cũng là dịp mà nhiều người muốn tìm hiểu cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống tại nhà. Vì bánh trung thu thập cẩm như một nét văn hóa ẩm thực của nhiều gia đình Việt trong dịp Tết trung thu này. Vậy nên rất nhiều người muốn tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu dành cho bản thân và gia đình để ngày trung thu thêm phần ý nghĩa. Dưới đây, Bửu Yến sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm bánh trung thu thập cẩm tròn vị nhất nhé!
1. Cách làm bánh trung thu thập cẩm nướng
Bánh trung thu thập cẩm nướng luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người mỗi dịp Tết Trung Thu đến. Những chiếc bánh trung thu vàng ươm, thơm ngon cùng vị béo hòa lẫn với vị mặn của các nguyên liệu tạo nên hương vị truyền thống đặc biệt. Cùng tham khảo cách làm bánh trung thu thập cẩm nướng chuẩn vị dưới đây cho một Tết Trung Thu sum vầy cùng gia đình.
1.1 Nguyên liệu, dụng cụ làm bánh trung thu thập cẩm
Bước đầu tiên để tìm hiểu về cách làm bánh trung thu thập cẩm, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cũng như dụng cụ để làm bánh trung thu.
Nguyên liệu làm bánh trung thu thập cẩm
Đây cũng là bước quan trọng nhất khi làm bánh, vì bánh trung thu thập cẩm truyền thống cần rất nhiều nguyên liệu và dụng cụ khác nhau. Vì thế mà để làm ra những chiếc bánh trung thu chuẩn nhất bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu chất lượng, tươi ngon và đầy đủ các dụng cụ cần thiết.
Nguyên liệu làm vỏ bánh
Vỏ bánh trung tuy làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng cần được căn chỉnh cẩn thận để vỏ không bị khô nứt sau khi nướng. Các nguyên liệu làm vỏ bánh trung thu bao gồm:
- Nước đường 200g
- Lòng đỏ trứng gà 2 quả
- Bột nở 5g
- Bột mì 300g
- Dầu ăn 50g
- bơ đậu phộng 10gr
Nguyên liệu làm nước đường cho bánh trung thu:
- Đường 1 kg
- Nước 600ml
- Chanh 1 quả
- Mạch nha 30g
Nguyên liệu để làm nhân bánh thập cẩm
Nhân bánh trung thu là bước chuẩn bị phức tạp nhất khi học cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống. Bởi nhân bánh được làm từ rất nhiều những nguyên liệu khác nhau nên việc chuẩn bị mất nhiều thời gian hơn những phần khác của bánh.
Nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thập cẩm
Nguyên liệu của nhân bánh thập cẩm truyền thống bao gồm:
- 200g mứt bí
- 100g mứt sen
- 100g lạp xưởng
- 200g mỡ ướp đường
- 100g vừng rang
- 50g lạc rang
- 50g hạt điều rang
- 30g hướng dương rang
- 30g hạt bí rang
- 100g jambon xào đường
- 30g mứt quất
- 30g mứt vỏ cam
- 2 quả chanh (bào lấy vỏ)
- 20g lá chanh thái chỉ
Đây là nguyên liệu chuẩn bị để có từ 6-8 bánh trung khoảng 150g. Bản có thể gia giảm các nguyên liệu này để phù hợp với bản thân hơn nhé.
Nguyên liệu kết dính nhân bánh
Để biết cách làm bánh trung thu thập cẩm theo phong cách truyền thống tròn vị nhất. Phần nhân bánh được kết dính hoàn hảo, không bị rời rạc thì phần nguyên liệu để kết dính nhân bánh hết sức quan trọng:
- 20 gram đường bột
- 40 gram nước lọc
- 50 gram mật ngô
- 5 ml hắc xì dầu
- 10 ml dầu mè
- 20 ml rượu mai quế lộ
- Vài thìa bột bánh dẻo
Nguyên liệu hỗn hợp quét mặt bánh
Hỗn hợp quét mặt bánh trung thu nướng
Hỗn hợp này sẽ giúp bánh có vẻ ngoài óng ả, đẹp mắt và thêm hương vị thơm béo hơn. Nguyên liệu cho hỗn hợp này cũng rất đơn giản:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1/2 lòng trắng trứng gà
- 1 – 2 muỗng sữa tươi
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 1/2 muỗng cafe mật ong
Dụng cụ để làm bánh trung thu
Muốn cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống trở nên dễ dàng hơn thì các dụng cụ làm bánh trung thu là thứ bạn phải chuẩn bị đầy đủ. Các dụng cụ này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình làm bánh của mình đấy:
- Rây bột
- Cân
- Tô lớn
- Miếng lót làm bánh
- Cây cán bột
- Dụng cụ chia bột
- Cọ quét
- Khuôn làm bánh trung thu,…
1.2 Hướng dẫn cách làm bánh trung thu thập cẩm tại nhà
Có rất nhiều cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống tại nhà, nhưng không phải cách nào cũng cho ra thành phẩm bánh trung thu thành công, đẹp mắt và chuẩn vị truyền thống. Dưới đây là một cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống đơn giản, tròn vị mà Bửu Yến gợi ý cho bạn.
Cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm
Bước đầu tiên trong cách làm bánh trung thu thập cẩm này là chuẩn bị ohaanf nhân cho bánh.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Rang chín các loại hạt
- Cắt nhỏ hạt lựu các loại mứt và lạp xưởng
- Lá chanh rửa sạch cắt nhỏ
Bước 2: Trộn hỗn hợp kết dính cho nhân
- 20 gram đường bột
- 40 gram nước lọc
- 50 gram mật ngô
- 5 ml hắc xì dầu
- 10 ml dầu mè
- 20 ml rượu mai quế lộ
- Vài thìa bột bánh dẻo
Cách làm nhân bánh trung thu thập cẩm
Trộn đều đến khi có được hỗn hợp sánh đặc.
Bước 3: Bạn hãy cho các nguyên liệu đã sơ chế vào một tô lớn rồi trộn đều, sau đó cho từ từ hỗn hợp vào trộn đến khi được hỗn hợp nhân bánh kết dính, không bị khô rơi gãy ra ngoài.
Bước 4: Sau khi hoàn thành công đoạn nhân bánh, bạn tiến hành chia nhỏ nhân ra và vo viên lại thành hình tròn (Nếu bạn muốn cho thêm trứng muối thì sau khi chia nhỏ nhân, hãy ép dẹp nhân ra rồi cho lòng đỏ trứng muối vào, sau đó mới vo lại thành viên tròn nhé).
Xem thêm: Bảng giá bánh trung thu cao cấp – cập nhật mới nhất 2023
Cách nấu nước đường bánh trung thu
Vỏ bánh trung thu là thứ tạo cảm quan đầu tiên khi thưởng thức bánh. Vì vậy mà khi tìm hiểu cách làm bánh trung thu thập cẩm, vỏ bánh phải được làm kỹ lưỡng để không bị khô nứt khi nướng bánh. Bước đầu tiên của công đoạn làm vỏ bánh là chuẩn bị nước đường cho bánh nướng.
Cách nấu nước đường bánh trung thu nướng
Các bước để nấu nước đường cho bánh trung thu nướng là:
- Bước 1: Cho 1kg đường vào nồi (Bạn có thể chọn đường nâu để màu đường đẹp hơn), đun sôi 600ml nước, sau đó đổ vào khuấy cho đường tan hết.
- Bước 2: Bắc nồi lên bếp đun với lửa vừa, đến khi đường sôi thì tiến hành vớt bọt và cho thêm 30g mạch nha vào nấu cùng.
- Bước 3: Cắt đôi quả chanh, lọc bỏ hạt rồi cho từ từ nước cốt chanh vào nồi. Sau đó bỏ vỏ chanh vào (Lật úp vỏ quả chanh xuống nhé) nấu với lửa nhỏ trong 45-50p là có nước đường thành phẩm.
*Lưu ý khi nấu nước đường:
- Không được khuấy nước đường trong suốt quá trình nấu.
- Thường xuyên kiểm tra và vớt bọt cho đường.
- Đồ đựng bảo quản đường phải được tráng qua nước sôi và phơi khô.
- Nước đường để càng lâu sẽ có màu sắc càng đẹp và làm vỏ bánh mềm hơn, vì thế bạn nên chuẩn bị phần nước đường này ít nhất 3 tuần trước khi bắt đầu học cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống nhé.
Xem thêm:
Cách làm vỏ bánh trung thu thập cẩm truyền thống
Sau khi đã có phần nước đường đẹp mắt, chúng ta sẽ bắt đầu làm vỏ bánh nhé:
- Bước 1: Rây 300g bột vào một tô lớn.
- Bước 2: Dùng thìa vét bột để tạo một lỗ trống ở giữa tô. Cho lần lượt các nguyên liệu vào: Nước đường 200g, lòng đỏ trứng gà 2 quả, bột nở 5g, dầu ăn 50g, bơ đậu phộng 10gr
Cách làm vỏ bánh trung thu thập cẩm truyền thống
- Bước 3: Dùng muỗng khuấy đều theo hình xoắn ốc từ phần lỏng ở giữa từ từ tiến ra ngoài, để các nguyên liệu được hòa quyện.
- Bước 4: Sau đó nhào bột tạo thành một khối mịn dẻo. Rồi dùng bọc thực phẩm bọc kín cho bột nghỉ 30-45 phút.
- Bước 5: Sau khoảng thời gian bột nghỉ, kiểm tra bột lại một lần nữa, nếu bột quá khô thì bạn cho thêm một ít dầu ăn hoặc nước rồi nhào bột thêm 1 lần nữa. Sau khi kiểm tra bột đạt chuẩn, hãy chia bột ra thành những phần bằng nhau rồi vo lại thành viên tròn.
Cách tạo hình, đóng khuôn bánh
Các bước để nặn và đóng khuôn bánh trung thu thập cẩm theo kiểu truyền thống:
- Bước 1: Bạn lấy vỏ bánh đã vo tròn ấn dẹp, sau đó cán mỏng theo hình dấu “+”, hãy phủ một lớp bột mỏng lên hai mặt vỏ bánh, tránh lớp vỏ bánh sau khi cán mỏng bị dính vào cán và thớt.
- Bước 2: Cán lớp vỏ vừa đủ bọc 2/3 phần nhân bánh, sau đó đặt phần nhân bánh vào giữa và úp ngược lại, sau đó vuốt nhẹ phần vỏ để lớp vỏ phủ kín nhân. Miết kỹ nhẹ phần tiếp giáp để nhân không bị chảy ra lúc nướng bánh
Tạo hình và đóng khuôn cho bánh trung thu thập cẩm
- Bước 3: Dùng cọ quét một lớp dầu mỏng vào trong khuôn bánh, tiếp tục thoa thêm bột áo lên bánh vừa nặn.
- Bước 4: Đặt bánh vừa nặn vào khuôn sao cho ngay ngắn, chú ý hãy đặt mặt có vỏ bánh mịn xuống dưới, như vậy thì khi ép bánh không khí trong bánh có thể thoát ra ngoài.
- Bước 5: Dùng khuôn ép bánh chặt tay để bánh được sắc nét hơn.
Cách nướng bánh và căn thời gian
Nướng bánh là bước cuối cùng trong cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống này. Để lò nướng có nhiệt độ hoàn hảo thì trước khi nướng bánh, hãy làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ khoảng 170 độ C trong thời gian 15 phút. Tiếp đó hãy trộn đều hỗn hợp quét mặt bánh bao gồm:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1/2 lòng trắng trứng gà
- 1 – 2 muỗng sữa tươi
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 1/2 muỗng cafe mật ong
Dùng cọ quét hỗn hợp này lên mặt bánh, quét thật nhẹ nhàng và thành lớp mỏng để bánh thành phẩm không bị nứt. Sau mỗi lần nướng bánh, hãy xịt một lớp nước thật mỏng để làm ẩm mặt bánh, sau đó tiếp tục quét hỗn hợp trứng lên mặt bánh.
Hướng dẫn cách nướng bánh và căn thời gian
Thời gian chuẩn xác để nướng bánh trung thu ngon:
- Lần 1: Nướng 180 độ C trong khoảng 7 phút.
- Lần 2: Nướng 190 độ C từ 5 – 7 phút.
- Lần 3: Nướng bánh ở khoảng 170 độ C đến khi bánh chín.
Hoàn thành và thưởng thức bánh
Ở cách làm bánh nướng trung thu thập cẩm kiểu truyền thống này sẽ cho ra thành phẩm là những chiếc bánh trung thu có lớp vỏ ngoài vàng nâu óng ả, mặt vỏ bánh vẫn giữ được độ ẩm không bị nứt gãy. Phần nhân có độ kết dính hoàn hảo, màu sắc bắt mắt.
Thưởng thức bánh trung thu thập cẩm truyền thống thơm ngon
Chiếc bánh trung thu thập cẩm truyền thống là sự kết hợp của nhiều hương vị. Với vị thơm béo của lớp vỏ bánh cùng vị thơm ngon của nhiều thành phần trong phần nhân sẽ khiến cho người thưởng thức khó quên. Bạn có thể dùng hộp bánh trung thu để đựng thành quả của mình, đem biếu tặng bạn bè mà mình quý mến.
2. Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm
Nếu bạn không thích vị béo ngậy của những chiếc bánh trung thu thập cẩm nướng, hãy tham khảo cách làm bánh trung thu thập cẩm dẻo sau đây:
2.1 Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh dẻo nhân thập cẩm
Những nguyên liệu để làm bánh trung thu dẻo thập cẩm
Nguyên liệu bánh trung thu dẻo thập cẩm cũng tương tự bánh trung thu thập cẩm nướng bên trên, chỉ khác ở nguyên liệu làm vỏ bánh. Chi tiết các nguyên liệu như sau:
Phần vỏ bánh trung thu dẻo
- 160g: Bột dẻo.
- 500ml: Nước đường.
- 10ml: Tinh dầu bưởi.
Phần nhân bánh trung thu dẻo
- 50g: Mứt bí đâp nhỏ.
- 10g: Bột dẻo.
- 20g: Lạp xưởng thái hạt lựu.
- 10g: Hạt dưa đập nhỏ.
- 5g: Hạt vừng.
- 5m: Tinh dầu bưởi
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh trung thu dẻo tại nhà cho người mới
2.2 Cách làm bánh Trung thu dẻo nhân thập cẩm
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trên, chúng ta cùng tiến hành công đoạn làm bánh trung thu nhân thập cẩm dẻo theo các bước hướng dẫn sau đây:
Trộn và ủ bột bánh trung thu dẻo
Cách làm vỏ bánh trung thu dẻo thập cẩm
- Bước 1: Cho 500ml nước đường và 5ml tinh dầu bưởi vào tô và khuấy đều để cả hai hòa quyện vào nhau.
- Bước 2: Tiếp đến, cho 150g bột dẻo vào hỗn hợp trên và khuấy đều để tạo thành hỗn hợp bột màu vàng nhạt.
- Bước 3: Dùng màng bọc thực phẩm bọc kỹ phần bột đã trộn lại và cho nghỉ trong thời gian từ 20 đến 30 phút ở nhiệt độ phòng.
- Bước 4: Bạn có thể rang bột dẻo cùng lá dứa để tạo màu và hương thơm cho vỏ dẻo của bánh trung thu thập cẩm.
Cách làm nhân bánh trung thu dẻo thập cẩm
Cách làm nhân bánh trung thu dẻo thập cẩm
- Bước 1: Cho các nguyên liệu làm nhân bánh trung thu thập cẩm như mứt bí, bột dẻo, lạp xưởng, hạt dưa, hạt vừng vào tô và trộn đều.
- Bước 2: Tiếp đến cho 5ml tinh dầu bưởi vào và tiếp tục trộn đều hỗn hợp trên cho đến khi các nguyên liệu dính vào thành một khối.
- Bước 3: Chia phần hỗn hợp này thành 5 phần và nắn lại thành viên tròn đều.
Nhào bột làm vỏ bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm
- Bước 1: Sau khi ủ bột đủ thời gian, tháo màng bọc thực phẩm và rải một lớp bột dẻo áo xuống mặt bàn.
- Bước 2: Đặt khối bột dẻo lên trên và tiến hành nhào bột cho đến khi bột không còn dính tay nữa.
- Bước 3: Chia phần bột đó thành 5 phần đều nhau để làm vỏ bánh trung thu dẻo hoặc theo tỷ lệ 2 phần bột: 1 phần nhân.
Tạo hình bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm
Nhào bột và tạo hình cho bánh trung thu dẻo thập cẩm
- Bước 1: Cho phần nhân vào vỏ đã cán dẹp, gấp các mí bột lại tạo thành viên tròn ôm viên nhân thập cẩm bên trong.
- Bước 2: Rắc một ít bột dẻo vào khuôn bánh trước khi cho bánh vào để tránh vỏ bánh dính vào khung.
- Bước 3: Cho bánh vào khuôn, dùng tay ấn chặt bánh xuống sao cho bánh trung thu nhân thập cẩm nằm trọn vào khuôn và hoa văn trên khuôn tin vào bánh.
- Bước 4: Gỡ bánh ra khỏi khuôn, lấy cọ quét nhẹ nhàng cho lớp bột dính trên mặt bánh và hoàn thành
Chỉ với các bước đơn giản bên trên mà không cần đến lò nướng, bạn đã có thể tạo cho mình và gia đình những chiếc bánh trung thu thập cẩm thơm ngon, hấp dẫn. Bạn cũng có thể dùng nó làm món quà tặng trung thu ý nghĩa để biếu tặng bạn bè, đồng nghiệp, những người bạn thân yêu.
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản bánh Trung thu thập cẩm
Để có thể làm ra những chiếc bánh trung thu thập cẩm thơm ngon và sử dụng được trong thời gian dài, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Khi làm bánh: Khi cho bánh vào khuôn, bạn nên phủ áo bột bên ngoài để tránh vỏ bánh bám vào thành khuôn. Đối với bánh dẻo mới đóng khuôn xong nên để nghỉ khoảng 15 phút ngoài không khí rồi hãy cho rối hút ẩm vào bảo quản và đóng gói.
- Bảo quản bánh trung thu thập cẩm nướng: Bánh nướng cần được để nguội trước khi đóng bao bì để tránh ẩm mốc xuất hiện. Ngoài ra, để tăng thời gian bảo quản, bạn có thể để bánh vào ngăn đá tủ lạnh, cách bảo quản này giúp thời hạn sử dụng bánh có thể lên đến 1 tháng. Tuy nhiên, bánh khi cần sử dụng bạn cần để vào lò vi sóng để hâm nóng lại.
- Bảo quản bánh trung thu thập cẩm dẻo: Bạn có thể bảo quản bánh dẻo tương tự như bánh nướng. Tuy nhiên, hạn sử dụng của bánh dẻo thường thấp, nếu bảo quản trong ngăn mát thì chỉ được tối đa 7 ngày.
Trên đây là cách làm bánh trung thu thập cẩm truyền thống đơn giản và chuẩn vị mà Bửu Yến muốn gửi đến bạn và gia đình. Chúc bạn có thể tự tay làm được những chiếc bánh trung thu thập cẩm truyền thống chuẩn vị thành công để cùng thưởng thức cùng gia đình dịp Tết trung thu này.